Lưu ý khi chuyển sang câu bị động

lưu ý về câu bị động

Bài này chúng ta cùng tìm hiểu các lưu ý khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động.

Lưu ý chung

1. Nếu chủ ngữ trong câu chủ động là: people, everyone, someone, anyone, they... => thì chúng được bỏ đi trong câu bị động.
Ví dụ: Someone stole my bike last night. (Ai đó lấy trộm xe đạp của tôi đêm qua)
➤ My bike was stolen last night. (Xe đạp của tôi đã bị lấy trộm đêm qua.)
2. Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng ‘by‘, nhưng gián tiếp gây ra hành động thì dùng ‘with

3. Các nội động từ không được dùng ở dạng bị động.
Ví dụ: My leg hurts.
4. Đặc biệt khi chủ ngữ chịu trách nhiệm chính của hành động cũng không được chuyển thành câu bị động.
The China takes charge (Trung Quốc nhận lãnh trách nhiệm)
Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng by nhưng nếu là vật gián tiếp gây ra hành động thì dùng with.
• The bird was shot with the gun.
• The bird was shot by the hunter.
5. Trong một số trường hợp to be/to get + P2 hoàn toàn không mang nghĩa bị động mà mang 2 nghĩa:
• Chỉ trạng thái, tình huống mà chủ ngữ đang gặp phải.
Could you please check my mailbox while I am gone.
He got lost in the maze of the town yesterday.
Chỉ việc chủ ngữ tự làm lấy
The little girl gets dressed very quickly.
– Could I give you a hand with these tires.
– No thanks, I will be done when I finish tightening these bolts.
6. Mọi sự biến đổi về thời và thể đều nhằm vào động từ to be, còn phân từ 2 giữ nguyên.
• to be made of: Được làm bằng (Đề cập đến chất liệu làm nên vật)
Ví dụ: This table is made of wood
• to be made from: Được làm ra từ (đề cập đến việc nguyên vật liệu bị biến đổi khỏi trạng thái ban đầu để làm nên vật)
Ví dụ: Paper is made from wood
• to be made out of: Được làm bằng (đề cập đến quá trình làm ra vật)
Ví dụ: This cake was made out of flour, butter, sugar, eggs and milk.
• to be made with: Được làm với (đề cập đến chỉ một trong số nhiều chất liệu làm nên vật)
Ví dụ: This soup tastes good because it was made with a lot of spices.
7. Phân biệt thêm về cách dùng marry và divorce trong 2 thể: chủ động và bị động.
Khi không có tân ngữ thì người Anh ưa dùng get maried và get divorced trong dạng informal English.
• Tuan and Huong got maried last week. (informal)
➤ Tuan and Huong married last week. (formal)
• After 3 very unhappy years they got divorced. (informal)
➤ After 3 very unhappy years they dovorced. (formal)
Sau marry và divorce là một tân ngữ trực tiếp thì không có giới từ: To mary / divorce smb
She married a builder.
Thuy is going to divorce Tung
To be/ get married/ to smb (giới từ “to” là bắt buộc)
She got married to her childhood sweetheart.
He has been married to Duyen for 20 years and he still doesn’t understand her.